Chào mừng đến với Cổng thông tin điện tử Trung tâm Y tế Thành phố Hải Phòng
TRUNG TÂM KIỂM DỊCH Y TẾ QUỐC TẾ HẢI PHÒNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC KIỂM DỊCH Y TẾ NĂM 2016,TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2017 VÀ HỘI NGHỊ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NĂM 2017
Thực hiện chỉ đạo của Sở Y tế Hải Phòng về việc tổ chức tổng kết đánh giá kết quả công tác thực hiện nhiệm vụ năm 2016, đồng thời triển khai nhiệm vụ năm 2017; ngày 11/01/2017, Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả hoạt động năm 2016, triển khai công tác năm 2017 và tổ chức Hội nghị công chức viên chức thường kỳ hàng năm theo quy định.
Năm 2016 Trung tâm có các thuận lợi và gặp không ít những khó khăn:
Về thuận lợi:
- Có sự chỉ đạo thường xuyên của Cục Y tế dự phòng; sự lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp của Sở Y tế và sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu cảng biển và cảng hàng không Cát Bi.
- Nghị định số 103/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới, Thông tư số 46/2014/TT-BYT ngày 05/12/2014 của bộ Y tế về hướng dẫn quy trình kiểm dịch y tế; các văn chỉ đạo của Cục YTDP và Sở Y tế về công tác kiểm dịch y tế, phòng chống dịch bệnh.
- Sự đồng thuận, đoàn kết từ lãnh đạo Trung tâm, lãnh đạo khoa phòng đến toàn thể viên chức, nhân viên HĐLĐ trong đơn vị.
Về khó khăn:
- Trong những năm gần đây, tình hình các bệnh truyền nhiễm trên thế giới và Việt Nam đang có xu hướng gia tăng về số lượng với tính chất nguy hiểm cao và diễn biến ngày càng phức tạp. Một số bệnh trước đây đã được khống chế nay có nguy cơ bùng phát trở lại như : Tả, Bại liệt, dịch Hạch....Đặc biệt có sự xuất hiện của một số bệnh truyền nhiễm mới nguy hiểm như: Ebola, dịch bệnh viêm đường hô hấp vùng Trung đông do vi rút Corona (MERS-CoV), cúm A(H7N9), cúm A(H5N1), SARS.. Hơn nữa, sự giao lưu quốc tế ngày càng gia tăng giữa các quốc gia, khu vực là điều kiện để bệnh truyền nhiễm có nguy cơ xâm nhập, bùng phát, lan rộng và kéo dài. Việt Nam, trong đó có khu vực cửa khẩu cảng Hải Phòng nguy cơ xâm nhập các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm rất cao.
- Luồng ra vào cảng hẹp, phụ thuộc thủy triều cho nên cán bộ nhân viên kiểm dịch phải làm việc ở mọi thời gian, vị trí neo đậu của các cảng kéo dài (trên 50 km).
Công tác hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ:
- Tổ chức giám sát dịch tễ chặt chẽ thuyền viên, hành khách và tàu thuyền nhập cảnh; đặc biệt đối với các tàu thuyền đến từ vùng dịch cũ, vùng đang có dịch bệnh truyền nhiễm lưu hành.
- Cập nhật theo dõi thường xuyên thông tin trên mạng của Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế về tình hình diễn biến của dịch bệnh trên thế giới và trong nước để tăng cường công tác giám sát, phát hiện kịp thời và có những biện pháp chủ động phòng chống không để dịch bệnh nguy hiểm xâm nhập vào thành phố.
- Đảm bảo việc cập nhật khai báo thông tin về tàu thuyền xuất nhập cảnh trên hệ thống cơ chế một cửa quốc gia theo quy định của Chính phủ. - Duy trì chế độ thường trực 24/24 để thực hiện công tác làm thủ tục KDYT kịp thời cho tầu thuyền xuất nhập cảnh.
- Chuẩn bị sẵn sàng trang bị phòng hộ cá nhân, máy phun động cơ và hoá chất cần thiết phục vụ công tác phòng chống dịch.
- Tổ chức kiểm tra vệ sinh, kiểm nghiệm cấp giấy chứng nhận KDYT về nước và thực phẩm trên các tàu thuyền nhập cảnh. Định kỳ kiểm tra vệ sinh tàu thuyền chạy nội địa.
- Thường xuyên kiểm tra giám sát chất lượng nước, thực phẩm các cơ sở cung ứng cho tàu thuyền nhằm ngăn chặn khống chế dịch bệnh kịp thời không để dịch lây lan tại cửa khẩu và trên các phương tiện neo đậu tại cảng. - Thực hiện việc xét nghiệm soi tươi phủ tạng chuột để phát hiện trực khuẩn dịch hạch.
- Định kỳ hàng tháng từ 1-2 lần tổ chức kiểm tra vệ sinh môi trường bến cảng.
- Công tác tiêm chủng được thực hiện theo đúng quy định, đối tượng, khám sàng lọc, tư vấn trước khi tiêm, bảo đảm an toàn.
- Hàng tháng triển khai giám sát sinh học tại cảng Hải Phòng để xác định chỉ số chuột, mật độ bọ chét làm cơ sở khoa học cho việc cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch Hạch, để tham mưu cho ngành Y tế và có kế hoạch chủ động công tác phòng chống dịch.
Đánh giá chung thành tích của năm 2016:
- Đã ngăn chặn không để dịch bệnh nguy hiểm xâm nhập vào Thành phố.
- Một số chỉ tiêu cơ bản vượt so với kế hoạch năm 2016 như: Tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh ( đạt 107,10%; 109,83%); Kiểm tra cấp giấy miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền (đạt 107,67%); Kiểm tra kiểm nghiệm vệ sinh thực phẩm tàu thuyền nhập cảnh(đạt 113,30% ); Kiểm tra kiểm nghiệm vệ sinh nước tàu thuyền nhập cảnh và cơ sở cung ứng (đạt 112,96%; 160,00%); Tiêm phòng bệnh Tả (đạt 117,91%).
- Đời sống của CCVC, người lao động luôn ổn định.
- Công tác bảo vệ an ninh trật tự và PCCC luôn được giữ vững.
- Tham gia hội diễn văn nghệ toàn ngành Y tế lần thứ 5 đạt giải khuyến khích và các hoạt động phong trào thể dục thể thao tiếp tục được duy trì.
- Công tác thi đua khen thưởng: Kết quả kiểm tra đánh giá cuối năm của sở Y tế, đơn vị được xếp loại “Xuất sắc toàn diện” (đạt 97,9% tổng số điểm chuẩn).
Đơn vị đã bình xét và đề nghị:
+ Đề nghị UBND thành phố công nhận danh hiệu “Tập thể lao động xuất” cho Trung tâm và Khoa kiểm dịch y tế.
+ Đề nghị UBND thành phố tặng bằng khen cho Trung tâm và 01 cá nhân; Bộ Y tế tặng Bằng khen cho 01 cá nhân.
+ Đề nghị Sở Y tế công nhận 06 khoa phòng đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” và 42 cá nhân đạt danh hiệu “ Lao động tiên tiến” và 6 cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở”.
+ Đề nghị Sở Y tế tặng giấy khen cho 10 cá nhân.
Kế hoạch hoạt động công tác kiểm dịch y tế năm 2017
Về cơ hội của thành phố: Hải phòng là một trong 5 thành phố lớn nhất của Việt Nam, là thành phố cảng lâu đời, nằm ở vị trí trung tâm vùng duyên hải Bắc bộ, là đầu mối giao thông quan trọng và cửa ngõ ra biển của các tỉnh phía Bắc, Việt nam và Tây nam Trung quốc, giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong cả nước và quốc tế. Hải phòng là một trong những trung tâm công nghiệp lớn của cả nước, là một trong ba cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà nội - Hải phòng- Quảng ninh) và là một trọng điểm phát triển kinh tế biển - đảo, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế và quốc phòng - an ninh, là một tiền đồn, một lá chắn về phía đông nam cho Thủ đô Hà nội. Vai trò quan trọng của thành phố Hải phòng đã được khẳng định trong Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 5 tháng 8 năm 2003 về xây dựng và phát triển thành phố Hải phòng thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa (CNH và HĐH) đất nước.
Mục tiêu của Trung tâm:
a). Mục tiêu chung:
- Từng bước phát triển Trung tâm lên trung tâm chuyên khoa hạng 1.
b). Mục tiêu cụ thể:
- Ngăn ngừa, khống chế, phòng chống dịch tích cực và hiệu quả.
- Nâng cao năng lực kiểm tra giám sát phát hiện kịp thời bệnh dịch thuộc nhóm A.
- Bảo đảm năng lực giám sát và đáp ứng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất không để dịch bệnh xâm nhập vào thành phố, nếu xảy ra phải bao vây dập tắt kịp thời, giảm tỷ lệ người mắc và tử vong.
- Tăng cường công tác kiểm tra xử lý y tế, phát hiện và ngăn ngừa các yếu tố trung gian truyền bệnh.
- Trang bị các thiết bị hiện đại, tiên tiến để đáp ứng kịp thời công tác kiểm dịch y tế và phòng chống dịch bệnh.
- Tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh, kiểm nghiệm VSATTP đối với cơ sở cung ứng và tầu thuyền nhập cảnh.
- Thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng vắc xin; bảo đảm tiêm chủng an toàn.
- Qui hoạch đào tạo, xếp sắp vị trí việc làm cho viên chức đảm bảo đúng cơ cấu ngành nghề, có phẩm chất đạo đức, năng lực trình độ chuyên môn cao đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn phát triển mới của đất nước và Thành phố.
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; duy trì đảm bảo thu nhập và nâng cao đời sống tinh thần, điều kiện làm việc cho viên chức, người lao động.
- Đảm bảo công tác trật tự, an ninh chính trị nội bộ, phòng chống bão lụt giảm nhẹ thiên tai, phòng chống cháy nổ.
- Phấn đấu năm 2017, Trung tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.
c).Về công tác thi đua khen thưởng:
- Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình hành động nhằm ngăn chặn tiến tới chấm dứt tệ gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong CCVC và thực hiện chương trình hành động của ngành Y tế về việc thực hiện Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí.
- Duy trì và đẩy mạnh công tác thi đua xây dựng triển khai cơ sở y tế Xanh - Sạch - Đẹp; triển khai thực hiện Luật phòng chống tác hại thuốc lá, phấn đấu đơn vị y tế không khói thuốc lá; thực hiện tốt công tác bình xét thi đua hàng tháng và khen thưởng danh hiệu "Người tốt việc tốt".
- Đẩy mạnh việc thực hiện “Làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và thực hiện tốt các quy định về quy tắc ứng xử trong đơn vị.
- Toàn thể CCVC, nhân viên HĐLĐ cam kết không gây phiền hà sách nhiễu và tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ; cam kết thực hiện đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của tổ chức khi thực hiện các thủ tục KDYT;
- Phấn đấu đạt các danh hiệu thi đua năm 2017:
+ Đơn vị đạt điểm xuất sắc toàn diện và đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”
+ 6/6 khoa phòng đạt danh hiệu “ Tập thể lao động tiên tiến”, trong đó có 1 khoa hoặc phòng đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”.
+ 90-95% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”, trong đó có 6-7 cá nhân đạt danh “Chiến sỹ thi đua cơ sở”.
- Phấn đấu đạt các hình thức khen thưởng:
+ Đơn vị và 1-2 khoa phòng được Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân thành phố tặng Bằng khen.
+ Từ 2-3 cá nhân được Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân thành phố tặng Bằng khen.
+ Sở Y tế tặng Giấy khen cho 2-3 khoa phòng và 8-10 cá nhân.
Thông tin mới nhất




Đăng nhập